Các lý thuyết tâm lý học cổ điển về động lực sống của con người



Hôm nay, mình viết 1 bài post tóm tắt theo kiến thức cơ bản về tâm lý học, theo những gì mình đã đọc + kinh nghiệm sống của cá nhân mình. 

sự thật thú vị là Sigmund Freud là thầy của Carl Jung và Adler.

Điểm chung: 

cả 3 Bác đều tập trung nghiên cứu về các nguyên lý cơ bản mà tâm trí, ý thức của con người hoạt động. 

Bản chất là các dữ liệu trong bộ não, ở trạng thái vô thức ảnh hưởng trực tiếp đến cách con người nhận thức về thế giới xung quanh họ, bao gồm cả đạo đức, cách suy nghĩ, cảm xúc và ý chí. 

Một người không thể hành động mà không có 1 động lực tác động trong suy nghĩ của họ, nó phải có nguyên nhân. Hầu hết các nguyên nhân nằm trong mode "vô thức", bạn rất ít khi tự nhận ra chúng 

Điểm khác biệt và đặc trưng:

1) #SidmundFreud 

mô hình tâm lý của Freud tập trung vào 

1.1 cõi vô thức con người,  

1.2 tình dục và động lực sinh sản là năng lượng chính trong cõi vô thức

1.3 các chấn thương tâm lý nhưng bị ý thức kiềm chế lâu ngày

1.4 các ham muốn (như ham muốn tình dục) bị kiềm chế do đạo đức và tôn giáo, 

1.5 các xung đột nguy hiểm, không thể thoả hiệp hài hoà giữa các "cái Tôi" (bản ngã hay ID) trong tâm trí.

Hoàn cảnh sự nghiệp: thời bác Freud sống là cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

a) Lúc này, ảnh hưởng của Kitô ở châu Âu đang bị suy giảm nên có xung đột giữa quan điểm sống giữa các thế hệ (như trong nhà xung đột giữa con cái và bố mẹ, ông bà) 

b) các di chứng do hậu chiến tranh tàn phá xã hội châu Âu, 

c) Các cuộc cách mạng đẫm máu, xung đột ý thức hệ chính trị,..

=> chúng tạo ra các sang chấn tâm lý cho con người, họ luôn phải sống mâu thuẫn với chính tâm trí mình. 

=> Giá trị mô hình của Freud là nền tảng cho các framework tâm lý học hiện đại, mô hình Freud thích hợp khi cần chữa trị các chứng rối loạn tâm thần nặng, sang chấn tâm lý lâu ngày.

Sách của bác Freud khá nhiều, như "Phân Tâm Học Nhập Môn", phân tích cái Tôi và cái Nó, Về Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ

2) #CarlJung là đệ tử của bác Freud, nhưng thích đi theo trường phái riêng về vô thức tập thể (collective unconscious), phân tích tâm lý cá nhân, phân tích ảnh hưởng của tôn giáo lên giá trị sống của con người.

Điểm chính trong mô hình của Jung là vô thức được hình thành từ năng lượng tâm linh tổng quát, nơi các giá trị tôn giáo được mã hoá trong các biểu tượng, cách sách thánh kinh.

Cách tiếp cận của Jung là từ đi triết học và tôn giáo. 

Bác này được cái chịu khó đi nhiều nơi để nghiên cứu các tôn giáo, thay vì chỉ ngồi ở bệnh viện để nghiên cứu.

Cuốn sách mà bạn có thể đọc để hiểu mô hình của Jung là "Con người và Biểu tượng"

3) #AlfredAdler cũng là đệ tử của bác Freud, nhưng ít "lỳ lợm cãi thầy" như Jung.

Bác Adler tập trung vào tâm lý học phát triển của con người, ý chí hoàn thiện bản thân (cái Tôi), động lực sống để trở thành phiên bản tốt nhất, cách sống có ý nghĩa.

Mô hình này khá OK cho nhiều bạn không may mắn, có xuất thân từ các tầng lớp thấp trong xã hội.

Cuốn sách mà bạn có thể đọc để hiểu mô hình của Jung là "Dám bị ghét"của Kishimi Ichiro, Koga Fumitake, "Đi Tìm Lẽ Sống" của Viktor Frankl, "100 Danh Ngôn Của Alfred Adler" của tác giả Hiroshi Ogura.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức mà mình, hi vọng giúp ích cho các bạn có động lực hiểu thêm tâm lý học như 1 người đam mê tri thức.


Comments

Popular posts from this blog

Vì sao chúng ta cần ứng dụng Dataism cho đời sống

Netty Cookbook - free ebook for Java Developer